5 điều nên biết khi chọn từ khóa và tối ưu từ khóa

Làm thế nào để chọn từ khóa đúng với chiến dịch quảng cáo google Adwords?

Chọn Từ Khóa Quảng Cáo là một trong những việc làm quyết định sống còn đến sự thành công của chiến dịch Quảng Cáo Google Adwords. Khi người dùng thực hiện tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của bạn trên Google bằng từ khóa (từ hoặc cụm từ) giống với Từ Khóa Quảng Cáo của bạn và quảng cáo của bạn đủ điều kiện thì sẽ được hiển thị.  Vậy làm thế nào để chọn Từ Khóa Quảng Cáo phù hợp?

Ta sẽ trả lời câu hỏi trên khi ta trả lời xong những câu hỏi sau:

1. Nhóm quảng cáo của bạn nói về sản phẩm, dịch vụ gì?

2. Nếu bạn là khách hàng, bạn sẽ tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ bằng từ khóa nào?

3. Làm thế nào nếu bạn không có ý tưởng gì về từ khóa?

4. Hiểu về các đối sánh từ khóa?

5. Xác định Từ Khóa Quảng Cáo mà bạn không muốn kích hoạt quảng cáo của mình

Việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là xác định chiến dịch và chia nhỏ các chiến dịch thành các nhóm quảng cáo theo sản phẩm, dịch vụ, chủ đề một cách chi tiết nhất có thể. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến điểm chất lượng của quảng cáo, ảnh hưởng như thế nào thì ta sẽ giải quyết câu hỏi đó sau. Sau đó chúng ta bắt đầu xác định từ khóa cho nhóm quảng cáo đó. Hình ảnh bên dưới là 1 ví dụ về cách chia nhỏ các nhóm quảng cáo.

chon-tu-khoa-va-toi-uu-tu-khoa (5)

  1. Nhóm quảng cáo của bạn nói về sản phẩm, dịch vụ gì?

Chúng ta sẽ xem xét ví dụ sau đây

Ví Dụ: VITRIVIP.COM đang chạy chiến dịch quảng cáo “OTo Kia”. Chúng tôi đã chia nhỏ chiến dịch quảng cáo thành các nhóm quảng cáo cho Oto Kia như sau: Nhóm quảng cáo “Oto Kia Morning”, “Oto kia Sorento”, “Oto Kia Carens”,”Oto Kia Rio”. Bạn vẫn có thể chia nhỏ nhóm quảng cáo ra tiếp theo của nhóm “Oto Kia Rio” thành 2 nhóm nhỏ hơn như: “Oto Kia Rio Sedan”  và “Oto Kia Rio Hatback”. Nếu còn có thể chia nhỏ hơn nữa thì càng tốt.

Lời khuyên: Hãy chia nhỏ chủ đề của bạn đến mức nhỏ nhất thành các nhóm quảng cáo chi tiết nhất để tạo danh sách từ khóa có liên quan nhất đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Điều này sẽ tăng điểm chất lượng của quảng cáo và giảm giá thầu CPC cho từ khóa của bạn.

2. Nếu bạn là khách hàng, bạn sẽ tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ bằng từ khóa nào?

Bạn hãy đứng vào vị trí của khách hàng, khách hàng sẽ tìm kiếm từ khóa quảng cáo như thế nào để có thể tìm thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì bạn nên chọn 5-20 từ khóa quảng cáo cho mỗi nhóm quảng cáo và trong quá trình quảng cáo chạy, chúng ta sẽ tạm dừng những từ khóa quảng cáo không mang lại hiệu quả tốt.

Ví dụ: với nhóm quảng cáo “Oto Kia Rio Hatback” ta sẽ có những từ khóa quảng cáo như:  Oto Kia Rio Hatback mới,  Oto Kia Rio Hatback nhập,  Oto Kia Rio Hatback 2015… , Khi người dùng tìm kiếm cụm từ  Oto Kia Rio Hatback nhập thì quảng cáo của bạn có thể xuất hiện nếu nó đã đủ điều kiện hiển thị.

Lời khuyên: Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng để biết được khách hàng họ nghĩ gì, tìm kiếm như thế nào về dịch vụ của mình để bạn có thể có ý tưởng về từ khóa cho chiến dịch của bạn.

3. Làm thế nào nếu bạn không có ý tưởng gì về từ khóa?

Nếu bạn đang không biết sử dụng từ khóa nào, không có ý tưởng nào cho từ khóa vậy thì mình xin giới thiệu một sử dụng Công cụ lập kế hoạch từ khóa. Với công cụ lập kế hoạch từ khóa quảng cáo bạn có thể lấy ý tưởng nhóm quảng cáo và danh sách từ khóa, lưu lượng tìm kiếm của từng từ khóa trong thời gian nhất định. Ngoài ra Công cụ lập kế hoạch từ khóa còn giúp bạn nhân chéo các cụm từ với nhau để có danh sách từ khóa mới.

chon-tu-khoa-va-toi-uu-tu-khoa (6)

Bạn có thể tìm hiểu thêm công cụ lập kế hoạch từ khóa tại đây hoặc bạn có thể đăng nhập để sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa tại đây nếu bạn đã có tài khoản Adword.

Lời khuyên: Bạn không phải là siêu nhân để lĩnh vực nào bạn cũng có thể biết. Do vậy hãy tận dụng tốt công cụ lập kế hoạch từ khóa, nó sẽ giúp bạn có được danh sách từ khóa mới, và mức độ cạnh tranh, hay giá thầu gợi ý…

4. Hiểu về các đối sánh từ khóa?

Một cách để hạn chế ngân sách của bạn phải trả hoặc tùy vào mục tiêu của chiến dịch quảng cáo mà bạn có thể sử dụng so khớp từ khóa để mở rộng hay giới hạn phạm vi tiếp cận từng đối tượng khách hàng.

chon-tu-khoa-va-toi-uu-tu-khoa (2)

Lời khuyên: Nếu bạn không muốn mất tiền oan vào những truy vấn không mong muốn thì hãy vận dụng các loại so khớp từ khóa ngay lúc này. Nó sẽ giới hạn đối tượng theo mục tiêu của bạn

5. Những từ khóa nào bạn không muốn kích hoạt quảng cáo của mình?

Tôi sẽ lấy một ví dụ để các bạn hiểu hơn vấn đề này

Ví Dụ: Doanh nghiệp của bạn là đại lý Oto Kia và chỉ bán Oto mới, không bán xe cũ cũng không có dịch vụ sửa xe. Khi Doanh Nghiệp bạn chạy quảng cáo Google Adwords bán xe Oto Kia Morning với Từ khóa là “Xe Oto Kia Morning”. Một hôm Khách hàng tìm kiếm với cụm từ “Xe Kia Morning cũ” hay “Sửa xe Kia Morning” thì quảng cáo của bạn có thể được kích hoạt vì cụm từ tìm kiếm đã chứa từ khóa của bạn. Vấn đề ở đây là những click chuột này là không đúng mục tiêu của bạn và bạn sẽ mất tiền không mong muốn(mục tiêu của bạn là bán xe oto mới chứ không phải sửa xe, hay xe cũ). Vậy ta giải quyết vấn đề này thế nào?

Rất may mắn là Google Adwords giúp ta giải quyết vấn đề này một cách rất dễ dàng bằng cách tạo danh sách từ khóa phủ định. Trong trường hợp này thì bạn chỉ cần cho 2 từ “sửa” và “cũ” vào danh sách từ khóa phủ định thì khi khách hàng tìm kiếm với từ khóa chứa từ “sửa” và “cũ” thì quảng cáo của bạn sẽ không xuất hiện nữa. Rất dễ dàng phải không?

Lời Khuyên:Đừng bao giờ bỏ qua từ khóa phủ định nếu bạn không muốn mất tiền vào những click không mong muốn.

Với những kiến thức ở trên thì Bạn đã lập được danh sách từ khóa và tối ưu chúng phần nào, bây giờ các bạn hãy xem chiến dịch quảng cáo của bạn chạy như thế nào nhé.

Kinh Nghiệm: Ngay từ đầu để lập 1 danh sách từ khóa lý tưởng không thể. Do vậy khi chiến dịch quảng cáo đang chạy, chúng ta sẽ theo dõi chiến dịch và tiếp tục tối ưu từ khóa, thêm từ khóa hay thêm từ khóa phủ định. Để làm được điều này thì trong Google Adwords có hỗ trợ bạn xem lại tất cả những từ khóa nào đã kích hoạt quảng cáo của bạn bằng cách sau. Các bạn xem hình ảnh để hiểu thêm nhé.

chon-tu-khoa-va-toi-uu-tu-khoa (3)

Các bạn click và tab “Từ khóa”, sau đó tích vào từ khóa bạn muốn xem cụm từ nào đã kích hoạt từ khóa đó, ở đây tôi tích vào từ khóa “Kia Morning”, sau đó các bạn click vào “Cụm từ tìm kiếm”.

Và đây là kết quả:

chon-tu-khoa-va-toi-uu-tu-khoa (4)

Đây chính là danh sách các từ khóa khách hàng đã sử dụng tìm kiếm và đã kích hoạt từ khóa “Kia Morning” của bạn. Dựa vào danh sách này các bạn có thể thêm từ khóa đó vào danh sách từ khóa, hoặc có những từ khóa bạn không muốn kích hoạt quảng cáo của bạn thì có thể đưa vào danh sách từ khóa phủ định.

Cuối cùng chúc bạn có thể lựa chọn được danh sách từ khóa như ý và có một chiến dịch tốt. Mọi ý kiến góp ý hay câu hỏi có thể gửi ý kiến cho mình hoặc có thể comment vào bài post, chúng ta có thể thảo luận và giải đáp câu hỏi của các bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau.

 

[fbcomments]

Bài Viết Khác Của Chúng Tôi

Xem tất cả bài viết